Đặc điểm nhận dạng Vùng đệm

Đặc điểm chung

Trên thực địa, có một số đặc điểm khác biệt dễ nhận ra của một vùng đệm.

  • Đầu tiên, một vùng đệm thường có sự chuyển tiếp các loài thực vật rõ ràng, thành phần khác biệt, độ cao cây thay đổi, từ đó tạo nên một đường ranh giới dễ nhận giữa hai quần xã.
  • Thứ hai, sự thay đổi về thực vật luôn dẫn đến sự thay đổi về thành phần động vật.
  • Thứ ba, vùng đệm thường được đặc trưng bởi sự khác biệt về các yếu tố vô cơ (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, v.v.
  • Thứ tư, thường xuất hiện những loài mà cả hai vùng chính không có.
Hình 4: Các dạng hình học thường gặp của vùng đệm.

Dạng hình học

Hình 4 mô tả hai hệ sinh thái khác nhau là A (màu lục) và B (màu vàng). Ranh giới giữa A và B chính là vùng đệm. Giả sử cả A và B có diện tích tương đương nhau.

  • Sơ đồ 1 và sơ đồ 2 biểu hiện các hệ sinh thái đơn và đồng nhất trong cả hai trường hợp.
  • Sơ đồ 3 biểu hiện hỗn hợp và có dạng phức tạp hơn như sơ đồ 4.
  • Sơ đồ 5 và 6 cho vùng đệm tăng kích thước đáng kể do kiểu "cài răng lược" giữa A với B, mà môi trường không biến đổi đáng kể.
  • Sơ đồ 7 biểu diễn vùng đệm xen kẽ, thường rất phổ biến ở bìa rừng.
  • Sơ đồ 8 hiển thị một vùng đệm do hoạt động của một hoặc vài loài động vật tự ý "sửa đổi" môi trường của nó.